Uống sâm kiêng ăn gì? Dùng sâm có tác dụng phụ không?

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà hồng sâm đem lại cho con người nhưng uống sâm kiêng ăn gì vẫn còn là thắc mắc muôn thuở của nhiều người, đặc biệt là những người mới sử dụng hồng sâm. Vậy nên hãy cùng Chunho tìm hiểu để có thể sử dụng hồng sâm một cách tốt nhất nhé!

Uống sâm kiêng ăn gì?

Củ cải và hải sản

Điều bắt buộc phải biết khi sử dụng hồng sâm đó là củ cải và hải sản là những loại thực phẩm kiêng kỵ với sâm nhất. Củ cải và hải sản giúp hạ khí trong khi hồng sâm lại là dược phẩm đại bổ khí.

Uống sâm kiêng ăn gì

Vì vậy, không nên kết hợp chúng với nhau để tránh tạo nên sự triệt tiêu giữa các thực phẩm này, khiến cơ thể bị ảnh hưởng và chịu tác dụng phụ không lường trước được.

Không sử dụng sâm chung với trà

Trà được biết tới là loại thức uống giúp thư giãn, tỉnh táo cực tốt, nhiều người nghĩ rằng uống trà cùng sâm sẽ làm tăng độ dinh dưỡng và công dụng lên gấp đôi. Tuy nhiên không phải vậy. Trà khi kết hợp cùng sâm cũng sẽ bị triệt tiêu như củ cải và hải sản, làm giảm giá trị dinh dưỡng của sâm.

Uống sâm kiêng ăn gì

Những lưu ý khi sử dụng sâm

Không dùng đồ dùng kim loại để nấu sâm

Nấu sâm không nên sử dụng các loại nồi bằng kim loại để nấu. Dưới nhiệt độ nóng, các chất có trong kim loại hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, làm giảm giá trị và công dụng của sâm.

Uống sâm kiêng ăn gì

Không sử dụng sâm với liều lượng cao

Hàm lượng sâm được khuyên dùng mỗi ngày đó là từ 1-2g để có thể đạt hiệu quả tốt nhất cho cơ thể người dùng. Có thể sử dụng sâm theo nhiều cách như chế biến cùng món ăn, ngậm sâm, sử dụng sâm ngâm mật ong, ngâm chung với rượu… 

Không nên dùng quá liều lượng hồng sâm cho phép vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nên hãy cẩn thận nhé!

Không sử dụng sâm cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Trẻ em dưới 24 tháng tuổi là những đối tượng cần phải cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, đặc biệt là hồng sâm.

Lúc này, cơ thể của các bé chưa được hoàn thiện, hệ tiêu hóa còn yếu, chưa thể hấp thụ được những loại thực phẩm quá dinh dưỡng. Cho bé dưới 24 tháng tuổi sử dụng hồng sâm có thể khiến bé dậy thì sớm, dị ứng, khó tiêu hay ngộ độc….

Phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai uống nước hồng sâm có thể mắc nguy cơ sảy thai cực cao, mẹ bầu cũng có thể bị các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… khi sử dụng hồng sâm trong thời gian thai kỳ.

Còn đối với mẹ bỉm sữa đang cho con bú thì sao? Mẹ bỉm sửa chỉ nên dùng hồng sâm khi con đã hoàn toàn cai sữa mẹ, tránh tình trạng hồng sâm truyền vào tuyến sữa - nguồn thức ăn chính của bé, gây ra các triệu chứng dị ứng, ngộ độc… cho bé.

Sử dụng sâm vào buổi tối

Sâm chỉ nên dùng vào trước các bữa ăn sáng, trưa chứ không nên dùng vào buổi tối. Việc dùng hồng sâm vào buổi tối có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn, cơ thể cũng sẽ dẫn trở nên tỉnh táo gây mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Dùng Sâm Hàn Quốc có tác dụng phụ không?

Ngoài “ Uống sâm kiêng ăn gì?” thì “Dùng sâm có tác dụng phụ không?” cũng là một câu hỏi phổ biến. Dùng hồng sâm sẽ vẫn gây nên những tác dụng phụ nếu bạn sử dụng hồng sâm không đúng mục đích, liều lượng và đối tượng sử dụng. 

Bạn có thể xem chi tiết tại: Tác dụng phụ của hồng sâm

Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn

Tác dụng phụ đầu tiên là một trong các tác dụng phụ nhẹ khi sử dụng hồng sâm quá liều. Các triệu chứng mất ngủ, nhức đầu, buồn nôn tuy không nghiêm trọng nhưng không nên chủ quan, tốt nhất nên giảm hoặc dừng lại ngay và đến các cơ sở Y tế để được khám và tư vấn một cách tốt nhất.

Uống sâm kiêng ăn gì

Vấn đề tim

Người mắc các bệnh lý về tim cần cẩn thận khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, đặc biệt là hồng sâm. Hồng sâm dùng đúng liều lượng theo đơn kê của bác sĩ thì mang lại hiệu quả rất tốt, nhưng nếu dùng quá liều có thể gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp….

Uống sâm kiêng ăn gì

Dị ứng, ngộ độc

Tác dụng phụ khá nặng của hồng sâm đó là dị ứng. Hãy đảm bảo mình luôn sử dụng hồng sâm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, uy tín… để tránh tình trạng dị ứng, ngộ độc hồng sâm. Một số triệu chứng thường gặp phải ở người bị tác dụng phụ này đó là khó thở, ngứa, phát ban, buồn nôn…

Tương tác với thuốc

Để tránh tình trạng chảy máu khi dùng hồng sâm, ta cần tránh sử dụng sâm với các loại thuốc sau: Aspirin, Heparin, Plavix, Ibuprofen. Đặc biệt, không được kết hợp sâm với thuốc gây ức chế MAO vì có thể khiến cơ thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm trầm trọng

Vì có những kết hợp với hồng sâm có thể gây giảm độ dinh dưỡng của chúng và khiến con người mắc phải những tác dụng phụ nên việc đặt ra câu hỏi uống sâm kiêng ăn gì hay sâm có tác dụng phụ gì khá quan trọng, giúp bạn đặt vấn đề và tìm hiểu vấn đề một cách tốt hơn. Mong rằng bài viết vừa rồi của Chunho đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về hồng sâm và có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!


Chunho Ncare - Hệ thống phân phối chọn lọc hàng Hàn Quốc chính hãng

Trụ sở chính: ST02 Thủ Thiêm Lakeview 1, 19 Tố Hữu, Phường An Phú, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0924.656.899

Email: chunho6868@gmail.com

Fanpage Hồng Sâm: https://www.facebook.com/chunho.official

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên