Đau dạ dày có uống được hồng sâm không?

Đau dạ dày có uống được hồng sâm không? là một câu hỏi, là một vấn đề đang được đọc giả quan tâm. Nhưng trước khi trả lời cho câu hỏi này, bạn đã biết gì căn bệnh đau dạ dày chưa? Nguyên nhân hình thành bệnh và mối liên kết giữa chúng và hồng sâm là gì? Hãy cùng Chunho Ncare tìm hiểu nhé!

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày còn có tên gọi khác là đau bao tử là một bệnh lý thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng đi kèm thường là đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, ợ chua… 

Căn bệnh được hình thành do những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày của con người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.

Đau Dạ Dày

Khi mắc bệnh đau dạ dày, người ta thường xuất hiện các cơn đau ở khu vực thượng vị, các cơn đau có thể kéo dài dai dẳng hoặc theo từng đợt gây khó chịu cho người bệnh. 

Không nên chủ quan mà phải chủ động tìm hiểu căn bệnh tưởng chừng như vô hại này để sớm phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu để phòng ngừa và chữa bệnh kịp thời, tránh bệnh trở nên ngày càng nặng hơn.

Nguyên nhân đau dạ dày?

Chế độ ăn thiếu khoa học: Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là ăn uống thiếu khoa học. Các thói quen xấu như bỏ ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn nhanh, ăn thực phẩm sống nhiều…. gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn.

Chế Độ Ăn Uống Thiếu Khoa Học

Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết nguyên nhân nam giới mắc các bệnh dạ dày thường là do thói quen sử dụng thuốc lá và bia rượu hằng ngày. 

Thuốc lá và rượu bia là những chất kích thích cực độc, lạm dụng quá nhiều không những khiến bạn mắc bệnh dạ dày mà còn khiến phổi bị tổn thương trầm trọng.

Thường Xuyên Sử Dụng Rượu Bia

Ảnh hưởng của thuốc tây: Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc uống theo sự kê toa của bác sĩ, nhất là các loại thuốc kháng sinh. 

Sử dụng kháng sinh bừa bãi, không đúng với tần suất dày đặc khiến cơ thể chịu ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ như đau dạ dày.

Nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng: loại vi khuẩn gây ra bệnh lý đau dạ dày ở con người nhiều nhất đó là vi khuẩn HP. Các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, tấn công vào dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương, tạo ra các vết viêm loét, sưng niêm mạc dạ dày.

Căng thẳng quá mức trong thời gian dài: Tin được không, khi stress chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lý đau dạ dày. Việc cơ thể bị stress dẫn tới việc gây tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Căng Thẳng Quá Mức

Biểu hiện của bệnh ung thư: Nếu bạn đang bị đau dạ dày kèm các dấu hiệu bất thường như sụt cân, đi ngoài ra máu, ăn không tiêu… thì hãy cẩn thận, đây có thể là một trong các dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy,… Hãy đến ngay trung tâm Y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán bệnh lý nhé!

Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, đau dạ dày còn có thể xảy ra khi bạn bị ngộ độc thực phẩm, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, các bệnh liên quan đến tuyến giáp….

Đau dạ dày nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Không nên chủ quan mà hãy tìm hiểu và điều trị kịp thời để bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Đau dạ dày có uống được hồng sâm không?

Hồng sâm là một trong tứ đại thần dược nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng, một trong số đó là các bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày. 

Hồng Sâm

Các vết viêm loét được hình thành khi dịch vị axit tiết ra quá nhiều khiến dạ dày bị viêm, khí trong dạ dày lúc này cũng bị trì trệ dẫn đến máu huyết bị rối loạn, buồn nôn, máu rỉ tại chỗ. 

Sử dụng hồng sâm không những khiến bạn không khỏi bệnh mà còn khiến bệnh tình nặng thêm bởi hồng sâm có tính bổ khí, khí sản sinh cực nhiều dẫn tới nguy cơ bị xuất huyết dạ dày, gây thêm nguy hiểm cho cơ thể người bệnh.

Vậy còn các sản phẩm được chế biến từ hồng sâm với hàm lượng hồng sâm cực thấp thì sao? Một số sản phẩm từ hồng sâm như: cao hồng sâm, nước hồng sâm, thạch hồng sâm, bột hồng sâm… đều không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày. Dù ít hay nhiều hàm lượng sâm thì lượng khí sản sinh ra cũng khá nhiều, tốt nhất không nên sử dụng.

Không phải lúc nào dùng các loại thần dược đại bổ cũng tốt, phải biết cách sử dụng, dùng đúng bệnh, đúng thời điểm. Thay vì sử dụng hồng sâm hãy thử các loại thảo dược lành tính và an toàn hơn như chè dây, dạ cẩm, bạch truật… 

Chú ý chế độ ăn uống và thường xuyên hoạt động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày có uống được hồng sâm không” chưa?

Xem thêm: 5 cách sử dụng hồng sâm Hàn Quốc hiệu quả nhất

Những đối tượng nào không được sử dụng hồng sâm

Người bị thương phong cảm mạo phát sốt

Những người bị cảm mạo, sốt thường có triệu chứng ngoại cảm. Các điều trị nhanh nhất là tìm cách sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu. 

Tuy nhiên, hồng sâm lại có tính bổ khí, có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị hoặc gây kéo dài tình trạng bệnh. Vì vậy người bệnh thương phong, cảm mạo, sốt không nên sử dụng hồng sâm.

Bị Cảm Sốt

Những người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu

Ngoài người mắc bệnh lý đau dạ dày, những người bệnh giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu cũng không nên sử dụng hồng sâm. Sử dụng hồng sâm khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn, kéo dài tình trạng bệnh cùng các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh như ho có đờm trong máu, sốt nhẹ…

Lao Phổi

Người bị di tinh hay xuất tinh sớm

Những người mắc bệnh di tinh và xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm, việc sử dụng hồng sâm khiến kích thích dục tố, gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Người bị tai biến mạch máu não

Người tai biến mạch máu não thường có thể trạng rất yếu, sử dụng hồng sâm hoặc các sản phẩm liên quan đến hồng sâm có thể khiến các triệu chứng của bệnh kéo dài như co giật, nói ngọng, đầu óc không tỉnh táo, hôn mê…. Hồng sâm rất tốt nhưng ngưng ngay việc sử dụng hồng sâm cho người bị tai biến nếu không muốn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 

Người bị đau bụng

Người Bị Đau Bụng

Nếu không muốn các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đi ngoài kéo dài liên tục thì hãy ngừng ngay việc uống hồng sâm để tránh việc bềnh tình chuyển biến nặng, ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Ngoài các đối tượng trên bạn tham khảo thêm chi tiết tại bài viết: Những ai không nên uống hồng sâm?

Mong rằng bài viết vừa rồi đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về hồng sâm cũng như trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày có uống được sâm không?”. Truy cập website để đọc thêm nhiều bài viết về sức khoẻ nhé!


Chunho Ncare - Hệ thống phân phối chọn lọc hàng Hàn chính hãng 
Trụ sở chính: ST02 Thủ Thiêm Lakeview 1, 19 Tố Hữu, Phường An Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0924.656.899
Email: chunho6868@gmail.com
Fanpage Hồng Sâm: https://www.facebook.com/chunho.official

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên