Những ai không nên uống hồng sâm? Những đồ gia dụng và thực phẩm kiêng kị hồng sâm?

Những ai không nên uống hồng sâm tưởng chừng là một câu hỏi đơn giản nhưng thực ra lại được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng hồng sâm là một loại thần dược chữa được bách bệnh và dùng được cho mọi đối tượng. 

Thật ra sâm chỉ tốt khi biết dùng đúng cách, đúng mục đích và đúng người mà thôi. Nếu bạn đang có ý định sử dụng loại thần dược này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Chunho để biết được bạn có nằm trong đối tượng không nên dùng sâm hay không nhé!

Những ai không nên uống hồng sâm

Những người bị mắc các bệnh lý gan mật cấp tính

Gan mật bị hạ nhiệt dẫn đến tình trạng khí không lưu thông và thoát ra được. Đây cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh lý như viêm gan, bệnh viêm túi mật, sỏi mật,... 

Những Người Có Bệnh Lý Về Gan Không Nên Uống Hồng Sâm

Tuyệt đối không được uống hồng sâm khi mắc các bệnh lý trên, không những không khỏe hơn mà còn khiến cơ thể rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn.

Người bị viêm loét dạ dày cấp tính hay xung huyết

Viêm loét dạ dày cấp tính bộc phát khi cơ thể nhận một lượng lớn các đồ uống có cồn như bia, rượu … hoặc có thói quen ăn uống không điều độ và thiếu khoa học. Khi bị viêm loét dạ dày, cơ thể tiết nhiều dịch dẫn đến xuất huyết. 

Người Có Bệnh Lý Về Dạ Dày Không Nên Uống Hồng Sâm

Thay vì cần phải để lý khí hòa vị, lương huyết và chỉ huyết, hồng sâm lại bổ khí và giúp khí thịnh lên và huyết càng hưng vượng hơn. Sử dụng hồng sâm không những không khỏi mà còn đi ngược lại với cách chữa trị. 

Những người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu

Một trong những đối tượng nằm trong list “Những ai không nên uống hồng sâm” đó là những bệnh nhân bị giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu. Những đối tượng này thường bị ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ… 

Các triệu chứng kéo dài gây khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người. Cũng giống viêm loét dạ dày, người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu nếu sử dụng hồng sâm sẽ khiến tình trạng xuất huyết năng hơn vì vậy không nên chủ quan mà sử dụng sâm.

Người Bị Viêm Phế Quản Không Nên Uống Hồng Sâm

Người bị di tinh hay xuất tinh sớm

Một trong những tác dụng của hồng sâm đó là thúc đẩy kích dục tố trong khi người bị di tinh và xuất tinh sớm lại rất nhạy cảm vì vậy không nên dùng hồng sâm để tránh tình trạng tệ đi.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ trong quá trình sinh nở hãy kiêng kị sử dụng hồng sâm. Tác hại của chúng đối với mẹ bầu là gây khó sinh nở hoặc ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng mẹ. Thai nhi khi tiếp xúc với các chất có trong sâm có thể khiến bé bị di tật bẩm sinh.

Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú Không Nên Sử Dụng Hồng Sâm Hàn Quốc

Trẻ em dưới 24 tháng tuổi

Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng: không được cho bé dưới 24 tháng tuổi sử dụng hồng sâm. Trẻ lúc này đang còn rất yếu, các bộ phận trong cơ thể chưa hoàn thiện, tiêu hóa yếu nên việc hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ hồng sâm là không thể. Bé có thể sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, dị ứng, nôn mửa….

Trẻ Em Dưới 24 Tuổi Không Nên Uống Hồng Sâm

Đối với các bé 24 tháng tuổi trở lên, các phụ huynh khi cho con sử dụng hồng sâm cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng nhé!

Người bị bệnh khớp

Nối tiếp top list đối tượng không nên sử dụng hồng sâm chính là người bị bệnh viêm khớp. Người mắc bệnh này vốn trong người luôn nóng râm ran, nếu sử dụng thêm hồng sâm chắc hẵn sẽ gây khó chịu cho người bệnh, bệnh tình cũng ngày một nặng hơn.

Người Bị Bệnh Khớp Không


Xem thêm:

>> Hồng Sâm Trẻ Em Có Thực Sự Tốt Không?

>> Tác Dụng Của Hồng Sâm Là Gì?

Người bị tai biến mạch máu não

Không nên cho người bị tái biến mạch máu não sử dụng sâm hay các sản phẩm được chế biến từ sâm. Thể trạng người bị tai biến mạch máu não vốn đã rất yếu, các triệu chứng co giật, nói ngọng, đầu óc không tỉnh táo, hôn mê kéo dài…. đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh nhân. Sử dụng hồng sâm không giúp cứu nguy mà còn khiến bệnh nhân rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Không Nên Dùng Hồng Sâm

Người bị đau bụng

Nếu bạn đang có những triệu chứng như chứng bụng, khó tiêu, đi ngoài liên tục, đau bụng thì ngưng ngay việc sử dụng hồng sâm. Ngừng ngay nếu không muốn các triệu chứng kéo dài và chuyển biến bệnh nặng hơn, có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Người Bị Đau Bụng Không Nên Dùng Hồng Sâm

Những loại đồ vật gia dụng, thực phẩm kỵ hồng sâm

Đồ gia dụng kim loại

Tuy luôn là chất liệu được sử dụng rộng rãi khi nấu nướng nhưng bạn có biết không thể sử dụng nồi kim loại để nấu sâm không? Lý do là vì nấu sâm bằng nồi kim loại dưới nhiệt độ cao có thể làm mất giá trị của sâm. Một phần kim loại bị hòa tan trong nước khiến sâm mất tác dụng và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng.

Các Sản Phẩm Từ Kim Loại

Trà

Hãy ghi nhớ loại thực phẩm kỵ sâm này để có thể nhắc nhở gia đình, nhất là những người lớn tuổi. Thành phần chứa trong trà khi kết hợp với sâm khiến sâm giảm độ dinh dưỡng một cách đàng kể, không còn nhiều công dụng như lúc đầu.

Các Sản Phẩm Từ Kim Loại

Củ cải và hải sản

Hồng sâm nổi tiếng là thần dược bổ dưỡng, có tính hàn và bổ khí cao. Trái ngược hoàn toàn với hồng sâm, củ cải và hải sản là những thực phẩm đại hạ khí. Kết hợp lại thì không khác gì kẻ thù của nhau, không mang lại tác dụng hiệu quả mà còn triệt tiêu lẫn nhau.

Các Sản Phẩm Từ Kim Loại

Bạn có thể dùng những loại thực phẩm này trước khi uống sâm hoặc sau khi uống sâm 2-3 tiếng để cơ thể được an toàn và tránh được các tác dụng xấu.

Việc tìm hiểu “Những ai không nên uống hồng sâm?” là việc cần thiết và quan trọng để tránh khỏi những rắc rối và rủi ro không đáng có khi sử dụng sản phẩm. Mong rằng bài viết đã ít nhiều cung cấp được các kiến thức, thông tin mà bạn cần. Truy cập website để xem thêm nhiều bài viết về sức khỏe hơn nhé!


Chunho Ncare - Hệ thống phân phối chọn lọc hàng Hàn chính hãng 

Trụ sở chính: ST02 Thủ Thiêm Lakeview 1, 19 Tố Hữu, Phường An Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0924.656.899
Email: chunho6868@gmail.com
Fanpage Hồng Sâm: https://www.facebook.com/chunho.official

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên