Hồng sâm dù là loại thực phẩm nằm trong bộ tứ thần dược nhưng cũng sẽ có những lưu ý khi uống hồng sâm bạn cần phải biết. Cùng Chunho Ncare tìm hiểu những lưu ý này để có thể sử dụng hồng sâm đúng cách và tốt hơn nhé!
Hồng sâm là gì?
Sử dụng hồng sâm nhiều lần nhưng bạn có biết hồng sâm được chế biến từ nhân sâm? Nhân sâm sau khi được nuôi trồng đến năm thứ 6 thì sẽ được chọn lọc theo những tiêu chuẩn và thu hoạch, sau đó mới được đưa vào quá trình sản xuất.
Nhân sâm được hấp cách thuỷ trong nhiệt độ cao, phơi ngoài ánh nắng tự nhiên cho đến khi còn khoảng 14-15% tỷ lệ lượng nước, sâm ngã màu nâu đỏ, hồng đỏ cực đẹp. Lúc này ta mới thu được thành phẩm là hồng sâm.
Tác dụng của hồng sâm
Trước khi đi vào tìm hiểu những lưu ý khi uống hồng sâm, cùng Chunho tìm hiểu hồng sâm có tác dụng gì mà lại được người người, nhà nhà sử dụng nhé!
Công dụng đối với người già: Hỗ trợ người lớn tuổi hạn chế được những căn bệnh tuổi già: xơ vữa động mạch, tiểu đường, tim mạch,...
Ngoài ra, hồng sâm như chất xúc tác, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hoá cũng.
Công dụng đối với chị em phụ nữ: Nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong, bố sung các dưỡng chất giúp phục hồi năng lượng, hạn chế tình trạng tóc gãy rụng, điều hoà nội tiết tố, bảo vệ làn da khỏi quá trình lão hoá hiệu quả…
Đề hiểu rõ hơn bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết: Tác dụng của hồng sâm đối với phụ nữ
Công dụng đối với nam giới: Phục hồi thể trạng của cơ thể, cải thiện sinh lý, tăng cường trí nhớ giúp làm việc hiệu quả hơn, hạn chế quá trình oxy hoá. Bên cạnh đó, cải thiện tình trạng stress hiệu quả, giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
Công dụng đối với trẻ em: hồng sâm cải thiện tình trạng biến ăn và còi xương ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch, da dẻ hồng hào hơn, bé ăn ngon miệng và dễ vào giấc ngủ hơn. Bổ sung năng lượng cho bé hoạt động và vui chơi cả ngày.
6 điều cần lưu ý khi uống hồng sâm
Dùng đủ hàm lượng hồng sâm cho phép
Khá nhiều người làm dụng hồng sâm vì nghĩ đây là loại thần dược đại bổ. Đây là một suy nghĩ vô cùng độc hại và sai lầm, có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Hồng sâm chỉ nên sử dụng 1-2g mỗi ngày, không sử dụng quá liều lượng cho phép mà không có ý kiến của bác sĩ.
Không nấu bằng đồ kim loại
Đồ dùng gia dụng rất được lòng các chị em phụ nữ và trong căn bếp của mỗi nhà thường có ít nhất từ 1-2 đồ dùng bằng kim loại, rất tiện cho việc nấu nướng. Tuy nhiên không nên dùng chúng để đun nấu hồng sâm vì sẽ làm lượng dưỡng chất giảm đi đáng kể. Thay vào đó, hãy dùng các loại nồi đất, nồi thuỷ tinh… để nấu sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Không nên uống hồng vào buổi tối
Nhiều người thắc mắc thời điểm thích hợp để uống hồng sâm là khi nào? Uống hồng sâm khi nào là tốt nhất? Thời điểm uống hồng sâm tốt nhất đó là sau các bữa ăn sáng và trưa khoảng từ 30-45p.
Không nên uống hồng sâm vào buổi tối vì dễ gây chướng bụng, khó tiêu cho người sử dụng. Bên cạnh đó, sử dụng hồng sâm buổi tối cũng khiến bạn bị hưng phấn hơn bình thường, gây mất ngủ, ảnh hưởng đến tinh thần trong ngày hôm sau.
Không kết hợp trà cùng hồng sâm
Hãy nhớ lưu ý này để nhắc nhở người thân đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình vì họ là những người có thói quen sử dụng trà nhiều nhất.
Các hoạt chất có trong hồng sâm và trà có thể “đánh nhau” nếu bạn kết hợp hai loại thực phẩm này, phản ứng ngược dẫn đến làm giảm tác dụng của sâm và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không mong muốn.
Không nên ăn củ cải và đồ biển khi dùng sâm
Bạn đã từng nghe tới lưu ý này chưa? Củ cải và hải sản là những loại thực phẩm đại hạ khí, còn hồng sâm thì lại có tính bổ khí nên việc ăn củ cải và hải sản khi dùng hồng sâm chẳng khác gì “rước họa vào thân”, hai thứ triệt tiêu nhau gây hại cho người sử dụng.
Hồng sâm không dành cho những đối tượng nào?
Những người bị mắc các bệnh lý gan mật cấp tính: đối tượng đầu tiên cần lưu ý khi uống hồng sâm đó là những người mắc các bệnh lý gan mật cấp tính.
Bệnh tình trở nên nguy hiểm hơn khi cho bệnh nhân sử dụng hồng sâm, gan mật bị giảm nhiệt khiến khí không lưu thông hay thoát ra được, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính hay xung huyết: hồng sâm bổ khí trong khi bệnh nhân viêm loét dạ dày cần lý khí hoà vụ, lương huyết và chỉ huyết. Vì vậy nên có thể gây nên tình trạng cơ thể tiết nhiều dịch dẫn đến xuất huyết.
Những người bị bệnh giãn phế quản, lao phổi và ho ra máu: sử dụng hồng sâm khiến các triệu chứng ho có đờm, ho ra máu, sốt… kéo dài hơn, gây khó chịu cho người bệnh.
Phụ nữ đang mang thai: gây khó sinh nở cho các mẹ bỉm sữa thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Thai nhi cơ thể chưa hoàn thiện, nếu tiếp xúc với hồng sâm có thể gây dị tật bẩm sinh.
Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: Bé dưới 2 tuổi cơ thể thường rất yếu, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, sử dụng hồng sâm khiến bé đầy hơi, dị ứng, nôn mửa…
Người bị bệnh khớp: Người mắc bệnh này vốn trong người luôn nóng râm ran, nếu sử dụng thêm hồng sâm chắc hẳn sẽ gây khó chịu cho người bệnh, bệnh tình cũng ngày một nặng hơn.
Người bị tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân mắc bệnh thường rất yếu và khó hoạt động. Sử dụng hồng sâm khiến các triệu chứng co giật, nói ngọng, đầu óc nửa tỉnh nửa mê…. kéo dài, gây nguy hiểm cho người mắc tai biến mạch máu não.
Người bị đau bụng: Tưởng chừng là triệu chứng đơn giản nhưng nếu chủ quan sử dụng hồng sâm khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ sẽ khiến cơ thể lâm vào tình trạng đau bụng kéo dài.
Để có thể tìm hiểu chi tiết hơn bạn có thể xem thêm bài: Những ai không nên uống hồng sâm
Có rất nhiều điều cần lưu ý khi uống hồng sâm và vừa rồi là top 6 điều quan trọng nhất. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về hồng sâm cũng như những lưu ý khi sử dụng loại thần dược này để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Đọc thêm nhiều bài viết về sức khoẻ tại website của Chunho Ncare để có thể chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn nhé!
Chunho Ncare - Hệ thống phân phối chọn lọc hàng Hàn Quốc chính hãng
Trụ sở chính: ST02 Thủ Thiêm Lakeview 1, 19 Tố Hữu, Phường An Phú, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0924.656.899
Email: chunho6868@gmail.com
Fanpage Hồng Sâm: https://www.facebook.com/chunho.official